Bài Viết Liên Quan

Bảo lãnh tạm ứng là gì? Quy định về bảo lãnh tạm ứng

Khi hợp tác bất kỳ công trình xây dựng nào thì giữa các bên cần phải tiến hành ký kết nhiều hợp đồng, bao gồm hợp đồng bảo lãnh tạm ứng. Vậy bảo lãnh tạm ứng là gì? Các quy định về bảo lãnh tạm ứng được cụ thể ở văn bản nào? Hãy theo dõi bài viết để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

bảo lãnh tạm ứng là gì?

Bảo lãnh tạm ứng là gì?

Bảo lãnh tạm ứng được hiểu là một hình thức để các bên có liên quan trong quan hệ xây dựng đảm bảo thực hiện hợp đồng. Điều này phải đảm bảo để nhà thầu triển khai thực hiện các công tác chuẩn bị cho hoạt động thi công công trình. 

Bảo lãnh là thuật ngữ được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả trong đời sống và các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ lĩnh vực xây dựng mới sử dụng thuật ngữ bảo lãnh tạm ứng. 

Theo đó, các nhà thầu sẽ được tạm ứng một khoản tiền để thực hiện các công tác chuẩn bị thi công công trình. Bên giao thầu cần phải có hợp đồng bảo lãnh tạm ứng để bên nhận thầu có chi phí triển khai và yên tâm hơn trong quá trình thi công.

Bảo lãnh tạm ứng là gì? đã được giải đáp cụ thể. Sau đây là các nội dung liên quan đến quy định và mức phí trong bảo lãnh tạm ứng hợp đồng.

Xem thêm:  Chỉ số chứng khoán trên sàn HSX tên là gì?

Quy định về bảo lãnh tạm ứng

Các quy định có liên quan đến hợp đồng bảo lãnh tạm ứng xây dựng được quy định tại Điều 18 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Theo đó, một vài quy định chính được cụ thể như sau.

Hợp đồng bảo lãnh tạm ứng được thực hiện khi hợp đồng xây dựng đã ký kết và có hiệu lực. Hợp đồng tạm ứng được triển khai nhằm phục vụ cho các hoạt động bắt đầu thi công. Riêng kế hoạch giải phóng mặt bằng trong hợp đồng thi công công trình phải theo thỏa thuận riêng của 2 bên. 

Trong hợp đồng bảo lãnh tạm ứng cần phải quy định cụ thể về số tiền, thời điểm và các điều kiện thu hồi tạm ứng. Bên mời thầu cần phải cụ thể hóa về mức tiền và số lần tạm ứng trong bản hồ sơ mời thầu. Điều này giúp cho bên nhận thầu tính toán được giá dự thầu và đề xuất giá hợp đồng phù hợp. 

Tại thời điểm ký kết, chi phí bảo lãnh tạm ứng không được phép vượt quá 50% giá trị của hợp đồng xây dựng. Trong các trường hợp đặc biệt cần phải có sự chứng kiến của những người thuộc thẩm quyền và các cấp, ban ngành. 

Trong trường hợp bên nhận thầu là doanh nghiệp liên doanh thì các thành viên sẽ phải nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu. Theo đó, phí bảo lãnh tạm ứng hợp đồng có giá trị tương đương với tiền tạm ứng cho mỗi thành viên. Ngoài ra, nếu các thành viên trong liên danh cùng đạt được thỏa thuận chung thì nhà thầu đứng đầu có thể đại diện nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. 

Xem thêm:  iPhone Trả Góp: Sở Hữu Điện Thoại Thông Minh Chất Lượng với Kế Hoạch Thanh Toán Linh Hoạt

Mẫu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

bảo lãnh tạm ứng là gì? 2

Khoảng mức phí bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là bao nhiêu?

Khoản mức phí bảo lãnh tạm ứng hợp đồng được quy định tại khoản 5 điều 18 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Theo đó, mức tạm ứng hợp đồng đối với hợp đồng tư vấn là 15% khi giá trị hợp đồng lớn hơn 10 tỷ đồng. Mức bảo lãnh tạm ứng tối đa là 20% trong hợp đồng tư vấn có giá trị nhỏ hơn 10 tỷ đồng.

Ngoài ra, mức phí bảo lãnh tạm ứng tối đa là 10% đối với hợp đồng thi công công trình có giá trị lớn hơn 50 tỷ đồng. Mức phí bảo lãnh tạm ứng hợp đồng tối đa là 15% đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình có giá trị thuộc khoảng 10 tỷ đến 50 tỷ đồng. Trong trường hợp giá trị hợp đồng nhỏ hơn 10 tỷ đồng thì mức phí bảo lãnh tạm ứng tối đa là 20% giá trị hợp đồng. 

Khi hợp đồng được ký kết là cung cấp thiết bị công nghệ, chìa khóa trao tay… thì mức phí bảo lãnh hợp đồng tối đa là 10% giá trị hợp đồng. 

Phí tạm ứng sẽ được thu hồi theo các lần thanh toán khác nhau. Mức thu hồi sẽ do các bên tham gia cùng thống nhất. Tuy nhiên, mức phí tạm ứng phải đảm bảo đã được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá trị hợp đồng đã ký. 

Một số rủi ro mà nhà thầu có thể gặp phải khi bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Quá trình thi công bị trì trệ dẫn đến chậm tiến độ

Khi bên nhận thầu đã nhận được kinh phí để chuẩn bị nguyên vật liệu thi công thì họ có toàn quyền quyết định đối với khoản tiền đó. Do đó, nhiều đơn vị chọn sử dụng kinh phí từ 1 công trình để dàn trải cho các công trình mà họ đang cùng thi công.

Xem thêm:  Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ mới nhất hiện nay

Khi nhà thầu làm như vậy thì quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu cho công trình của bạn sẽ bị chậm trễ. Từ đó, làm chậm tiến độ công trình, kéo dài thời gian hoàn thành và đôi chi ngân sách nếu không kiểm soát chặt. 

bảo lãnh tạm ứng là gì? 1

Dễ bị mất trắng

Khi ký kết các hợp đồng xây dựng, đa phần đều có sự bảo lãnh đằng sau từ các ngân hàng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các nhà nhận thầu không đủ năng lực thực hiện hợp đồng. 

Trong các hoàn cảnh đó, nhiều ngân hàng chối bỏ trách nhiệm bằng nhiều lý do như chờ bên nhà thầu chuyển tiền, chờ phát mại tài sản thế chấp. Từ đó, kéo dài thời gian chờ đợi đến khi hết hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh.

Do đó, khi ký kết bất cứ một hợp đồng xây dựng, hợp đồng kinh doanh nào bạn cũng cần phải đảm bảo tối đa quyền lợi của bên mình. Cùng với đó, cần phải cẩn trọng hơn và chọn các nhà thầu có năng lực và sự uy tín cao.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về bảo lãnh tạm ứng là gì?. Các nội dung có liên quan về bảo lãnh tạm ứng trong xây dựng đều được quy định cụ thể tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Bạn có thể tham khảo thêm văn bản này để hiểu rõ hơn về vấn đề. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *