Khái niệm bản vẽ tổng mặt bằng thi công có lẽ không còn quá xa lạ với dân kiến trúc và thiết kế xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản vẽ tổng mặt bằng thi công. Chúng tôi xin cung cấp đến quý bạn đọc những kiến thức cần biết liên quan đến vấn đề này.
Giới thiệu về bản vẽ tổng mặt bằng thi công
Tổng mặt bằng thi công xây dựng (Master plan) được hiểu là tập hợp các mặt bằng xây dựng, thể hiện vị trí của các công trình xây dựng được quy hoạch và các cơ sở vật chất, kỹ thuật khác phục vụ cho việc thi công và xây dựng công trình. Có thể nói, bản vẽ tổng mặt bằng thi công là cái nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về các vấn đề cần được giải quyết và thực hiện khi tiến hành hoàn thiện các hạng mục công trình.
Đây là một nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng, bắt buộc phải có trong hồ sơ “Thiết kế tổ chức xây dựng” và “Thiết kế tổ chức thi công”, hỗ trợ và đảm bảo cho bộ phận thi công trong quá trình thi công công trình được an toàn và đúng với kế hoạch.
Nội dung của bản vẽ tổng mặt bằng thi công
Bản vẽ tổng mặt bằng thi công một công trình bao gồm tất cả các bản vẽ chi tiết về công trình đó. Nhìn chung, một bản vẽ tổng mặt bằng thi công thường có các nội dung sau:
- Bàn bạc, xác định vị trí của các công trình;
- Tiến hành bố trí cần trục, máy móc và các thiết bị thi công công trình;
- Bản thiết kế cụ thể hệ thống giao thông của công trường;
- Bản thiết kế kho vật liệu và bãi đậu xe của công trường;
- Bản thiết kế trạm xưởng sửa chữa;
- Bản thiết kế nhà ở tạm cho công nhân của công trường;
- Bản thiết kế hệ thống kỹ thuật tạm của công trường (điện, cấp thoát nước…).;
- Bản thiết kế hệ thống an toàn, bảo vệ và vệ sinh môi trường của công trường;
- Bản thiết kế các chi tiết nội thất: cửa, cổng lớn, tường rào,…
Các bước tiến hành triển khai bản vẽ tổng mặt bằng thi công
Triển khai bản vẽ tổng mặt bằng thi công là một hạng mục khó, đòi hỏi người thực hiện phải có sự tính toán cẩn thận, trí tưởng tượng, sự sáng tạo phong phú và giàu kinh nghiệm. Để việc triển khai bản vẽ tổng mặt bằng thi công được thành công và hiệu quả, các bạn nên xây dựng một kế hoạch cụ thể gồm các bước cần tiến hành. Các bước để triển khai bản vẽ tổng mặt bằng thi công:
- Bộ phận thi công nhận hồ sơ thiết kế các mẫu bản vẽ từ bộ phận thiết kế;
- Đo đạc, nghiên cứu và chụp ảnh hiện trạng của công trình;
- Nghiên cứu bản vẽ tổng thể và tính toán các thông số kỹ thuật;
- Điều tra số lượng nhân sự cần thiết và tuyển nhân sự;
- Lập bảng theo dõi tiến độ thi công công trình;
- Tiến hành triển khai thực hiện các bản vẽ của công trình;
- Kiểm tra bản vẽ một cách kỹ càng;
- In ấn và phát hành cho các bộ phận thi công và giám sát.
Tiêu chuẩn cụ thể của bản vẽ tổng mặt bằng thi công
Nhằm đảm bảo cho quá trình thi công công trình đúng tiến độ, an toàn, bản vẽ tổng mặt bằng thi công và quá trình thi công công trình cần đạt được các tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể như sau:
- Quá trình thi công công trình không làm ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của khu vực xung quanh khác;
- Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, không làm hư hỏng hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng trước đó như hệ thống nước, điện,..;
- Quá trình thi công cần được phân luồng hợp lý;
- Hệ thống thoát hiểm, tránh sự cố được bố trí ở nơi dễ thấy, đáp ứng được các tiêu chuẩn chung;
- Tổng mặt bằng thi công được xây dựng đúng như trong bản vẽ, đặc biệt là các thông số kỹ thuật.
Trên đây là tất tần tật các thông tin cần biết về bản vẽ tổng mặt bằng thi công. Để tìm hiểu thêm về các thông tin liên quan đến thiết kế xây dựng, bản vẽ kỹ thuật, nội thất,… hãy theo dõi và đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!