Bài Viết Liên Quan

Những kiến thức cơ bản của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản hiểu như thế nào? Nó được dùng thế nào? Cách tính của chỉ số này là gì? Đó là những nghi vấn mà nhiều bạn đang quan tâm. Để có câu trả lời, bạn hãy xem thông tin tổng hợp dưới đây nhé!

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Khái niệm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản? 

Đây là một trong những chỉ số chỉ hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó xuất phát từ tên tiếng Anh (Return on assets – viết tắt ROA). ROA là một chỉ số giúp các nhà quản trị của doanh nghiệp đáng giá được mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.

ROA phản ánh mối quan hệ của hai chỉ số: Lợi nhuận và tổng tài sản của doanh nghiệp hiện có.Từ đó cho thấy một doanh nghiệp sử dụng tài sản của mình hiệu quả đến mức nào và việc sử dụng tài sản đó sinh lời hay thua lỗ.

Công thức tính ROA

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 1

Để cụ thể hóa khái niệm ROA, các nhà kinh tế đã thiết lập bằng công thực cụ thể như sau: 

ROA = Lợi nhuận sau khi trừ thuế / Tổng tài sản x100 

Trong đó:

  • Lợi nhuận (Earnings): Tính lợi nhuận sau thuế (hay là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường). Chỉ số này được thể hiện trong báo cáo tài chính của bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Tài sản (Assets): Tổng tài sản của một doanh nghiệp cụ thể, trong đó tổng tài sản được tính bằng tổng vốn chủ sở hữu và nợ. Với chỉ số này nằm ở bảng cân đối kế toán.
  • Tỷ suất ROA được tính bằng đơn vị là %.
Xem thêm:  Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ mới nhất hiện nay

Ý nghĩa của chỉ số ROA – Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 2

Để hiểu hơn về chỉ số ROA, bạn hãy xem thêm các lợi ích mà chúng mang lại. Cụ thể:

  • Phản ánh mức độ hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp/đơn vị trong quá trình sử dụng tài sản. Qua đó, nhà đầu từ sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm bao nhiêu tiền lãi cho một đồng tài sản mà họ bỏ ra ban đầu.
  • Chỉ số ROA cho biết thêm thông tin về khoản lãi được tạo ra từ số tài sản trong doanh nghiệp.
  • Chỉ số này càng cao đồng nghĩa doanh nghiệp càng kiếm được nhiều lợi nhuận từ số tài sản hiện có.
  • Chỉ số ROA sẽ khác nhau ở mỗi lĩnh vực, ngành nghề. Vì thế, khi sử dụng chỉ số này để phân tích doanh nghiệp cần được so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Hoặc các nhà quản lý so sánh qua nhiều năm cho cùng một doanh nghiệp.

Tóm lại, chỉ số ROA được xem như là một chỉ số thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp.

Chẳng hạn, ROA của một doanh nghiệp là 10%, tức là trung bình 1 đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất kinh doanh sẽ kiếm lợi nhuận 0.1 đồng. Tuy nhiên, không phải một đồng tài sản nào cũng có mức lợi nhuận đó.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản như thế nào là tốt?

Với một doanh nghiệp tỷ suất ROA đạt bao nhiêu phần trăm có thể hiệu quả và duy trình kết quả hoạt động của doanh nghiệp?

Xem thêm:  Bảo lãnh tạm ứng là gì? Quy định về bảo lãnh tạm ứng

Để xác định phần trăm ROA bao nhiêu là hợp lý, bạn xem mối quan hệ của ROA và ROE – là thông qua hệ số nợ. Điều đó nghĩa là nợ càng ít càng tốt. Tốt hơn nếu sẽ tốt nợ hoặc vốn chủ sở hữu bé hơn 1.

Tuy nhiên, xét theo chuẩn quốc tế, chỉ số ROE > 15%, được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính. Trong khi đó, chỉ số ROA > 7.5%.

Hơn nữa, chỉ số này không chỉ xem xét một năm riêng lẻ mà cần quan sát nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Mức tỷ suất ROA phát triển bền vững, duy trì được ROA >=10%, đồng thời kéo dài ít nhất 3 năm.

Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến xu hướng của ROA. Nếu xu hướng ROA tăng lên thì doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả. Đó cũng là căn cứ để đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/ đơn vị.

Tựu chung lại, một doanh nghiệp phải đạt hiệu quả kinh doanh phải đạt được tổng hợp các yếu tố dưới đây: ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + duy trì ít nhất 3 năm.

Ví dụ minh họa về tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của Vinamilk

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 3

Qua xem xét các kiến thức cơ bản về chỉ số ROA, để giúp bạn có thể vận dụng chúng vào trong thực tế, hãy xem các minh họa chỉ số ROA của Vinamilk (mã: VNM).

Bảng số liệu chỉ số ROA và ROE

CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016
EPS (ĐVT: Nghìn đồng) 7.84 6.07 5.84 5.83
BV (ĐVT: Nghìn đồng) 21.04 19.67 17.43 15.44
P/E 17.22 15.73 21.92 21.54
ROA ((ĐVT: %) 28.56 23.55 28.29 31.83
ROE (ĐVT: %) 37.24 30.84 37.15 41.73
Xem thêm:  Hướng dẫn làm thủ tục hoàn thuế TNCN mới nhất

Qua bảng số liệu trên, chỉ số ROA vẫn duy trì trên 25%, trong suốt 4 năm liên từ năm 2013-2016. Tương ứng với các chỉ số ROA là 28.56%, 23.55%, 28.29% và 31.83%. 

Nghĩa là tập đoạn Vinamilk đã sử dụng tài sản của cổ đông rất hiệu quả. Căn cứ vào chỉ số ROA, cổ phiếu VNM luôn tăng tốt qua thời gian và xứng đáng để nắm giữ dài hạn.

Ngoài ra, chỉ số ROA của những cổ phiếu, bao gồm DSN, TCT, TTT, WCS, SKG, HPG, FPT… rất tốt. 

Bảng số liệu về chỉ số ROA cổ phiếu FLC

CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016
EPS (ĐVT: Nghìn đồng) 1.28 1.95 1.95 1.8
BV (ĐVT: Nghìn đồng) 16.3 12.43 11.76 13.17
P/E 6.86 5.59 4.05 2.89
ROA ((ĐVT: %) 4.72 6.59 9.19 5.7
ROE (ĐVT: %) 7.88 9.09 14.48 12.16

Với bảng số liệu trên cho thấy, chỉ số ROA của FLC ở mức nhỏ hơn 7.5% nên cổ phiếu FLC kinh doanh không hiệu quả. Thêm nữa, nhiều nhiều yếu tố khác làm cho cổ phiếu như FLC, KLF, HAI, ROS, ART… chỉ là cổ phiếu lướt sóng hoặc chỉ là đánh bạc thôi.

Qua các thông tin tổng hợp các vấn đề cơ bản liên quan đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, bạn đã hiểu thêm một khái niệm về tài chính. Từ đó giúp bạn vận dụng vào thực tế một cách linh hoạt, đồng thời đánh giá và nhìn nhận thực trạng hoạt động của một doanh nghiệp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *