Bài Viết Liên Quan

SG&A là gì? Nguyên tắc sử dụng và lợi ích đối với doanh nghiệp 

Trong kinh doanh hiện nay có nhiều từ viết tắt mà không phải ai cũng biết, trong đó SG&A là gì được nhiều người quan tâm. Nhất là trong mua bán hàng hóa, dịch vụ với ý nghĩa là tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm những chi phí nào thì rất nhiều người không biết và nhầm lẫn. 

Tìm hiểu SG&A là gì?

Trước hết cần nắm được SG&A là viết tắt của cụm từ nào trong tiếng Anh. Đó chính là Selling (chi phí bán hàng), General & Administrative Expense (chi phí chung và chi phí quản trị doanh nghiệp). Nó bao gồm toàn bộ chi phí bán hàng gián tiếp và trực tiếp, cũng như chi phí quản lý, vận hành. Chú ý chi phí này không có giá vốn hàng hóa, chi phí sản xuất và tất cả các yếu tố tạo ra một sản phẩm. Cũng như không bao gồm chi phí vật tư, chi phí thuê, chi phí lãi vay, chi phí nghiên cứu và các tiện ích khác.

SG&A chính là khoản tiền để trả lương cho nhân viên tất cả các bộ phận trong công ty (kế toán, tiếp thị, nhân sự,…). 

Ngoài ra các chi phí về quảng cáo, marketing, tiền hoa hồng cũng thuộc chi phí SG&A. Nói chung chi phí này gồm tất cả những loại chi phí mà không có trong giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán đã được khấu trừ trên doanh thu thuần trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để tính lợi nhuận gộp. Sau mục lợi nhuận gộp chính là các mục về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,… Tỷ suất lợi nhuận gộp sau khi trừ đi các loại chi phí sẽ thu được thu nhập ròng. 

Xem thêm:  Những kiến thức cơ bản của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

S – Selling Expenses

Đây là chi phí bán hàng gồm chi phí kinh doanh trực tiếp như hoa hồng bán hàng, chi phí giao hàng, vật tư chuyển hàng. Trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm và bán ra trên thị trường phát sinh những chi phí nào đều được coi là chi phí trực tiếp. 

SG&A là gì

Và cả chi phí gián tiếp (chi phí sau bán hàng) gồm các chi phí phát sinh khi sản xuất, sau khi sản phẩm đã được bán. Có thể kể đến tiền quảng cáo, tiếp thị, tiền lương của nhân viên bán hàng, tổ chức sự kiện,… Chi phí gián tiếp là những khoản tiền được sử dụng đem lại doanh thu cho công ty. 

General & Administrative Expense – Chi phí G&A

Đây là chi phí quản lý doanh nghiệp, mỗi công ty sử dụng chi phí này để duy trì hoạt động, vận hành và tồn tại. Nó không liên quan trực tiếp đến một bộ phận cụ thể nào trong công ty nhưng phát sinh hàng ngày. Có thể kể qua các chi phí về thuê văn phòng, vệ sinh, bảo hiểm, chi phí hành chính,…

SG&A là gì 1

Lợi ích và vai trò của SG&A đối với doanh nghiệp

Có thể nói đây là chi phí rất quan trọng góp phần tạo nên lợi nhuận và là cơ sở để tính điểm hòa vốn. Hơn nữa công ty có thể dựa vào đó để tăng điểm hòa vốn nên chi phí SG&A thường được quản lý rất chặt. Nếu muốn tăng lợi nhuận thì SG&A chính là phần chi phí điều chỉnh một cách dễ dàng nhất. 

Xem thêm:  Vay tiền Hải Phòng: Trải nghiệm dịch vụ tốt nhất từ Home Credit

Ví dụ như doanh nghiệp có thể cắt giảm phần chi phí hoạt động liên quan đến lương nhân viên không bán hàng. Việc này không hề ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hay bán sản phẩm và có thể thực hiện nhanh chóng. Các nhà quản lý giảm dư thừa chi phí SG&A khi muốn mua lại hay sáp nhập công ty. Vì thời điểm này sẽ có nhiều nhân viên dư thừa, khi cắt giảm sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí.

SG&A là gì 2

Nếu như các hoạt động du lịch, giải trí không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công ty. Thì các khoản chi phí chi cho phần này có thể cắt giảm, đầu tư sang nơi khác hiệu quả hơn. Kiểm soát chặt chi phí SG&A sẽ là lợi thế cho doanh nghiệp để đưa ra những quyết định đúng đắn. Từ đó doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận tối đa và phát triển không ngừng. 

Quản lý chi phí hiệu quả tại doanh nghiệp 

Nguyên tắc thứ nhất cần gắn kết quản lý chi phí với tăng trưởng bền vững. Bằng cách sử dụng doanh số bán hàng, tận dụng các mục tiêu tăng trưởng,… Cần đưa ra những mục tiêu có tính thách thức để mọi người hiểu rõ về cách cắt giảm chi phí. Doanh nghiệp vừa có thể cắt giảm chi phí, song song là tăng doanh số bán hàng. Qua đó dễ dàng thấy được mối liên kết giữa chúng, chi phí cao sẽ đi đôi với việc giới hạn đầu tư. 

Xem thêm:  iPhone Trả Góp: Sở Hữu Điện Thoại Thông Minh Chất Lượng với Kế Hoạch Thanh Toán Linh Hoạt

Nguyên tắc 2 là dựa vào chiến lược kinh doanh, các chi phí hiện tại mà cắt giảm cho phù hợp. Bên cạnh đó cần phân biệt giữa chi phí tốt và xấu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc quản lý chi phí. 

Bài viết đã trình bày rất rõ SG&A là gì và bao gồm những khoản nào, tầm quan trọng với doanh nghiệp. Để có những chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp tăng trưởng cần quản lý tốt chi phí. Nếu làm được điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển, thu được lợi nhuận tối đa, đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *