Bài Viết Liên Quan

Ứng trước tiền cho người bán được hiểu là gì? Và những lưu ý

Ứng trước tiền cho người bán được hiểu là gì? Nếu bạn đọc đang tìm kiếm thông tin về chủ đề này đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. 

Ứng trước tiền cho người bán được hiểu như thế nào? Nên sử dụng tài khoản nào để hạch toán? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này đồng thời nắm được những lưu ý quan trọng khi hạch toán khoản phải trả người bán và nhà thầu. Nhờ đó, doanh nghiệp của bạn sẽ có thể hoàn thành các báo cáo tài chính một cách dễ dàng và chính xác.

Ứng trước tiền cho người bán được hiểu là gì? 

Ứng trước tiền cho người bán là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch trong quá khứ mà do doanh nghiệp phải tự giải quyết bằng nguồn lực của mình.

Ứng trước tiền cho người bán

Nên sử dụng tài khoản nào để hạch toán các khoản phải trả người bán và người nhận thầu?

Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đối với người bán vật tư hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết, nhà thầu chính và nhà thầu phụ xây lắp, chúng ta cần sử dụng TK 331 – Phải trả cho người bán. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về kế toán phải trả người bán và người nhận thầu trong nội dung dưới đây.

Xem thêm:  Những kiến thức cơ bản của tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Quy định hạch toán Tài khoản kế toán 331

Để có thể thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo Thông tư của Bộ Tài chính, bạn cần xác định rõ 4 quy định về hạch toán Tài khoản kế toán TK 331, đó là: 

  1. Nợ người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, hoặc đối với nhà thầu chính xây lắp cần hạch toán chi tiết từng đối tượng phải trả. Trong đó, tài khoản này phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán, nhà cung cấp, nhà thầu xây lắp nhưng chưa nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành và bàn giao.
  2. Không phản ánh vào tài khoản này các giao dịch mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ để thanh toán ngay (bằng tiền mặt, séc hoặc đã thanh toán qua Ngân hàng) 
  3. Đối với vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng cuối tháng chưa lập hóa đơn thì dùng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh theo giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
  4. Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải ghi rõ ràng các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu bán hàng của người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng. 

Ứng trước tiền cho người bán 1

Lưu ý quan trọng khi hạch toán các khoản phải trả người bán và người nhận thầu

Việc hạch toán các khoản phải trả người bán và người nhận thầu cần thông qua Tài khoản kế toán 331. Vì đây là tài khoản lưỡng tính nên có thể có số dư hai bên. Kế toán chỉ được phép lập dự phòng bên Nợ và bên Có của cùng một đối tượng. Tài khoản kế toán 331 có số dư bên Nợ khi doanh nghiệp ứng trước tiền mua hàng cho người bán: Chính số dư Nợ 331 trên sổ cái = Chỉ tiêu (MS) 132 – trả trước cho người bán trên bảng cân đối các khoản phải thu = Số dư Nợ cuối kỳ tài khoản 331 trên bảng cân đối số phát sinh. 

Xem thêm:  iPhone Trả Góp: Sở Hữu Điện Thoại Thông Minh Chất Lượng với Kế Hoạch Thanh Toán Linh Hoạt

Tài khoản 331 có số dư bên Có khi doanh nghiệp đi mua hàng trả tiền cho người bán. Kiểm tra các hợp đồng chưa thanh toán để xem chúng đã quá hạn chưa và lên kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp. Số dư Có tài khoản 331 trên sổ cái = Chỉ tiêu (MS) 312 – Phải trả người bán trên bảng số dư Nợ phải trả = Số dư TK 331 trên bảng cân đối số phát sinh.

Ứng trước tiền cho người bán 2

Lưu ý quan trọng khi hạch toán các khoản phải trả người bán và người nhận thầu

Lưu ý: 

  • Các khoản nợ có thể được bù trừ giữa các khách hàng vừa là người mua vừa là nhà cung cấp của doanh nghiệp. Biên bản đối chiếu công nợ gồm có các mục sau:
    • Bảng đối chiếu công nợ.
    • Thỏa thuận cấn trừ công nợ.
    • Hình thức hạch toán: Nợ 331 / TK 131.
  • Cuối năm kế toán phải lập biên bản đối chiếu công nợ có chữ ký và đóng dấu của hai bên.

Kết luận 

Mong là những thông tin về chủ đề ứng trước tiền cho người bán chúng tôi vừa cung cấp trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu bạn đọc còn câu hỏi nào cần được giải đáp hãy để lại bình luận xuống phía dưới. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *