Bài Viết Liên Quan

Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình?

Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình? Nếu bạn đang tò mò về chủ đề này thì cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Từ xưa đến nay, qua bao nhiêu đời cha ông rồi nhưng chúng ta vẫn giữ vững được tiếng nói phong tục tập quán của họ truyền lại. Tại sao lại như thế? Hôm nay mình sẽ cùng đi tìm hiểu vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình, vì sao qua bấy nhiêu thời gian nhưng tiếng nói phong tục tập quán thay vì mờ nhạt thì lại được tôn lên rất rõ ràng trong đời sống.

Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình?

Người Việt Nam vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên mình vì:

  • Nhân dân ta đã biết tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa.
  • Chế độ cai trị của nhà Hán chỉ đến cấp huyện. Ở các làng, xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là thành lũy vững chắc bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
  • Đại đa số người nghèo lao động không có khả năng học ở các trường Trung Quốc.
  • Tiếng nói, phong tục tập quán, chữ viết của người Việt được hình thành và duy trì từ lâu đời, mang đậm bản sắc riêng dân tộc, có sức sống mãnh liệt không gì có thể đánh gục được. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền văn hóa dân tộc.
vì sao người việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình
Phong tục của người dân tộc

Phong tục tập tập quán là gì?

Tập quán là gì?

Tập quán được hiểu là lối sống của một tập thể, tổ chức hoặc quần xã sinh vật lớn, được hình thành như một thói quen hằng ngày trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt, được thừa nhận và coi là quy ước chung của các cá nhân sống trong tổ chức, quần thể.

Xem thêm:  Thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào? Các mẹ phải lưu ý điều gì?

Một ví dụ điển hình là tập quán di cư của các loài chim và tập quán ngủ đông của loài gấu khi mùa đông đến. Hoặc một số dân tộc có thói quen di cư tìm vùng đất mới thích hợp hơn để sinh sống.

Phong tục là gì?

Phong tục là những nghi lễ của đời sống con người được hình thành qua nhiều thế hệ và được công nhận là một phần đời sống của cộng đồng. Phong tục được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không bắt buộc và thay đổi theo các nhóm dân cư, sắc tộc và tôn giáo khác nhau.

Có thể ví dụ một số phong tục thường nghe như: Phong tục cưới xin, ma chay, đặc biệt là xây nhà, xây mộ cho người thân, …

Phong tục tập quán là gì?

Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu rằng: Phong tục tập quán là những thói quen quen thuộc trong đời sống của con người được một cộng đồng, một dân cư thừa nhận và coi đó là nếp sống được truyền từ đời này sang đời khác. Các hệ thống khác nhau, tùy theo địa phương và tín ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi dân cư sẽ khác nhau.

Những phong tục tập quán này có thể coi là đặc trưng của từng dân tộc trên thế giới và cần được bảo tồn. Mặc dù lối sống hiện đại đã và đang xóa nhòa ranh giới giữa mỗi quốc gia nhưng cho đến ngày nay, hầu hết các dân tộc vẫn giữ được những phong tục, tập quán và bản sắc riêng.

Xem thêm:  Q uản lý nhà hàng là gì? Restaurant Manager có dễ xin việc không?
vì sao người việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình
Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình

Đặc điểm của phong tục, tập quán Việt Nam

Với hơn 54 dân tộc anh em cùng chung sống, vì vậy phong tục tập quán của người Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Một phần do dân tộc Kinh chiếm đa số, một phần công tác tuyên truyền chưa được đẩy mạnh nên hầu hết mọi người chỉ biết đến những phong tục tập quán của người Kinh. Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu về phong tục của các dân tộc khác, bạn có thể nghiên cứu qua nhiều tài liệu công phu được bày bán tại các nhà sách lớn.

Một số phong tục nổi tiếng và nổi tiếng nhất có lẽ là đám cưới và đám tang. Dựa vào nghề trồng lúa nước, cuộc sống của người Việt Nam phần lớn gắn bó với quê hương, làng xóm nên phong tục tập quán của người Việt luôn coi trọng tình đoàn kết giữa gia đình, làng xóm cùng với nhau.

Chẳng hạn như phong tục đám tang chay, khi nhà có tang, gia đình sẽ mở cỗ đón khách như một cách để cảm ơn và trả lễ. Ở vùng núi Tây Bắc, gia đình còn tổ chức ăn uống cho những người đến phụ dựng rạp, hạ rạp trong đám cưới.

Phong tục tập quán của người Việt Nam là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy. Nó không chỉ mang ý nghĩa lưu giữ những giá trị truyền thống mà còn là cách để nhớ về cội nguồn dân tộc.

Xem thêm:  Giỏ đồ sinh của mẹ và bé  | Danh sách đầ y đủ A - Z

Những phong tục tập quán trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam

Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, người Việt Nam vẫn gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc trong ngày Tết.

Tết Việt Nam chứa đựng và mang đậm bản sắc dân tộc. Trải qua bao biến động của lịch sử, người Việt vẫn gìn giữ những phong tục tốt đẹp của dân tộc trong ngày Tết.

Một số phong tục, tập quán của lễ truyền thống ở Việt Nam:

  • Lau dọn bàn thờ
  • Lễ cúng tổ tiên trong ngày Tết
  • Chợ Tết
  • Cây nêu trong ngày đầu năm mới
  • Câu đối ngày tết
  • Hoa tết
  • Màu sắc của ngày đầu năm mới
  • Khởi hành và hái lộc ngày Tết
  • Chúc năm mới
  • Lì xì năm mới
  • Xin chữ đầu năm
vì sao người việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình
Cúng tổ tiên ngày Tết

Những phong tục tập quán ngày Tết của người dân Việt Nam phần nào được tôn lên nét đẹp văn hóa truyền thống từ xa xưa cha ông ta ở lại.

Kết luận

Vậy là hôm nay chúng ta đã đi tìm hiểu vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói phong tục tập quán của mình cũng nhưng một số phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày Tết. Chúc các bạn có những kiến thức bổ ích về đất nước. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết nhỏ này!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *