Bài Viết Liên Quan

Khi bị nhiệt miệng uống thuốc gì để nhanh khỏi, ít tác dụng phụ?

Bệnh nhiệt miệng ngày càng phổ biến ở mọi người và mọi giới tính. Nhiệt miệng làm cho cuộc sống của bạn trở nên khó chịu nhất là trong việc ăn uống. Bởi vì khi bị nhiệt miệng, việc ăn uống rất đau và rát, chính vì lý do đó mà làm cuộc sống của bạn trở nên mệt mỏi hơn rất nhiều. Hiểu được lý do đó cho nên chúng tôi đã tìm hiểu về nguyên nhân và phương pháp cũng như trả lời cho câu hỏi bị nhiệt miệng uống thuốc gì.

bị nhiệt miệng uống thuốc gì

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là những vết loét, thường rất nông và có kích thước nhỏ. Xuất hiện ở các mô mềm như ở má, môi, lưỡi và nướu, thường hình tròn hay hình oval gây ngứa và đau rát cho người bị. Ban đầu chúng chỉ là những vùng nhỏ có màu trắng, sau thời gian chúng dần trở nên vàng và loét, sưng đỏ. Có rất nhiều nguyên nhân và cách điều trị cho nên hãy đọc đến cuối bài viết nhé.

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra nhiệt miệng, nhưng phần lớn chúng đều không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn. Đa số các nguyên nhân gây ra nhiệt miệng đều là từ việc bạn vô tình cắn trúng vào môi hoặc lưỡi, hoặc do cơ thể bạn quá nóng cho nên mới gây ra nhiệt miệng. Còn một số nguyên nhân gây ra nhiệt miệng nữa như do bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách, làm trầy xước nướu rồi đến một thời gian sẽ bị lở ra và trở thành nhiệt miệng. Ngoài những nguyên nhân căn bản như trên, nhiệt miệng còn đến do cơ thể bạn thay đổi nội tiết tố, ví dụ như phụ nữ đến ngày hành kinh thường sẽ thay đổi nội tiết tố từ đó kéo theo nhiệt miệng và nổi mụn. Chức năng của gan bị suy giảm từ đó các vi khuẩn sẽ tích tụ ở vùng niêm mạc của miệng. Vậy nếu đã biết nguyên nhân gây ra nhiệt miệng vậy bị nhiệt miệng uống thuốc gì? Đọc hết bài viết để có câu trả lời bạn nhé.

Xem thêm:  Satomi Ishihara phim và chương trình truyền hình

bị nhiệt miệng uống thuốc gì

Bị nhiệt miệng uống thuốc gì?

Có hai cách điều trị nhiệt miệng bằng thuốc tây:

Thuốc bôi trị nhiệt miệng 

Thuốc bôi giảm đau: thuốc bôi giảm đau khi bị nhiệt miệng thường là các dạng gel có chứa benzocaine và lidocain. Chúng được sử dụng trực tiếp lên vết thương chỗ bị đau và viêm loét nhầm giảm đau và giảm khó chịu. Các hoạt chất này sẽ  bao phủ và bảo vệ vết loét để tránh vi khuẩn hoặc đồ ăn làm cho vết loét nghiêm trọng hơn. Bạn có thể tìm các loại thuốc này tại nhà thuốc một cách cực kì dễ dàng.

Thuốc bôi kháng viêm: thường để kháng viêm thì thuốc cần có các hoạt chất như acetonide triamcinolone hoặc fluocinonide bôi trực tiếp vào vết nhiệt miệng để giảm sự viêm sưng. Thường các loại thuốc này cần có toa thuốc bác sĩ và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh: thuốc kháng sinh tại chỗ sẽ được bác sĩ kê toa khi bạn đi thăm khám, nếu nhiệt miệng của bạn đã quá đỏ, sưng và khả năng bị nhiễm khuẩn.

Thuốc uống trị nhiệt miệng 

Đối với uống thuốc để điều trị nhiệt miệng, các bạn có thể tham khảo các loại thuốc giảm đau không cần kê toa bác sĩ như Ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen. Các loại thuốc trên đều có thể sử dụng để giảm đau do các vết loét gây ra.

Ngoài ra các bạn có thể ngậm kẽm hoặc vitamin B, vitamin C cũng giúp giảm các triệu chứng.

Xem thêm:  Tổng hợp thói quen của những người thông minh thật sự

Điều trị nhiệt miệng bằng phương pháp truyền thống

Ngoài điều trị bằng thuốc thì các bạn có thể tham khảo thêm những cách điều trị bằng phương pháp nhân gian sau đây.

  • Mật ong: trong mật ong có chứa những chất giúp kháng khuẩn. Ngoài ra mật ong còn bao phủ các vết loét, hạn chế chảy nước dãi cho nên sẽ làm cho vết thương nhanh lành. Nhưng không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng nhé. Bạn chỉ cần lấy một ít mật ong thoa nhẹ nhàng vài vết loét.

bị nhiệt miệng uống thuốc gì

 

  • Giấm táo có tác dụng như kháng sinh của thiên nhiên, bởi vì trong giấm táo có chứa axit axetic giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Đồng thời gia tăng các lợi khuẩn, lợi khuẩn sẽ giúp bảo vệ khoang miệng khỏi vi khuẩn có hại. Bạn chỉ cần lấy một ít giấm táo pha loãng với nước theo tỷ lệ bằng nhau và súc miệng hàng ngày, nhiệt miệng sẽ giảm đi nhanh chóng.
  • Nước ép cà chua: trong cà chua có rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Chính vì thế, hàng ngày bạn hãy ép cà chua lấy nước và ngậm trọng miệng khoảng vài phút, từ 4-5 lần một ngày bạn sẽ phải bất ngờ vì công dụng đấy nhé.

Nhiệt miệng chỉ là triệu chứng cho thấy bản thân bạn đang thiếu chất hoặc nóng trong người. Chính vì như thế bạn hãy giữ cho cơ thể của bạn luôn khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ chất và hãy uống đủ nước cho một ngày. Bài viết đã giải đáp thắc mắc của bạn về bị nhiệt miệng uống thuốc gì, và những nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Mong bài viết này phần nào đó đã giúp ích cho bạn.

Xem thêm:  Đàn ông im lặng có phải hết yêu? Giải mã bí mật tâm lý của cánh mày râu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *