Nếu bạn là một tín đồ về công nghệ thông tin, đặc biệt liên quan đến máy tính thì đừng vội bỏ qua bài viết “Cách kiểm tra CPU có hỗ trợ ảo hóa”. Nội dung chủ đề hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu về ảo hóa máy tính giúp bạn chạy và lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn trên chiếc máy tính. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chủ đề thú vị này nhé.
KHÁI NIỆM ẢO HÓA LÀ GÌ?
Ảo hóa là thuật ngữ chuyên ngành thông dụng đối với những người về am hiểu về công nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính. Có thể hiểu đơn giản ảo hóa có nghĩa là việc bạn sẽ tạo một không gian ảo cho phép các dữ liệu có thể hoạt động trong đó. Ví dụ cụ thể như máy của bạn đang chạy hệ điều hành IOS, bạn có thể ảo hóa không gian của máy để có thể cài song song hệ điều hành Window cùng một lúc.
Bạn có thể ảo hóa được nhiều thứ trên máy tính RAM máy tính, ổ đĩa ảo, ổ cứng ảo hay có thể tạo ra một máy chủ ảo trên chính hệ điều ảo. Một ví dụ thực tế mà hầu hết nhiều người đang sử dụng ảo hóa trên máy tính, đó là việc máy tính chạy song song hệ điều hành cùng lúc. Bạn không cần phân biệt là Macbook hay laptop chạy Window đều có thể chạy được hệ điều hành khác nhau. Khi hoạt động, bạn hoàn toàn có thể yên tâm dữ liệu trên hai hệ điều hành có thể chia sẻ, trao đổi bình thường giống như giữa hai máy tính bình thường.
Các phần mềm tạo ra máy ảo có thể kể đến như VirtualBox, Vmware Fusion, VMware… Bạn chỉ cần tải phần mềm và cài đặt vào máy tính sau đó tải file ảnh của hệ điều hành còn lại và thực hiện theo hướng dẫn là có thể tạo ảo hóa cho máy tính của mình.
Việc tạo ảo hóa trên máy tính có rất nhiều lợi ích, đặc biệt về công năng và tiện lợi cho người dùng. Có thể kể đến một số lợi ích của việc ảo hóa là:
- Ảo hóa giúp bạn tiết kiệm được chi phí và dễ dàng bảo trì.
- Ảo hóa giúp tránh tình trạng lãng phí, tận dụng được nguồn tài nguyên trên máy, cho phép nhiều hệ điều hành hoạt động.
- Không cần sự hỗ trợ của phần cứng để chạy các ứng dụng.
- Giúp giảm dung lượng khi sử dụng bởi các trung tâm dữ liệu.
- Hạn chế sự hỗ trợ của các thiết bị cần thiết như server, cáp, phí gia công, switch.
- Nâng cao hiệu quả làm việc, quản lý tập trung của người quản trị.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì điểm bất cập của ảo hóa máy tính là việc tạo ra ảo hóa không đơn giản, rất phức tạp, phải là những người am hiểu về công nghệ thông tin mới thực hiện được.
CÁCH KIỂM TRA CPU CÓ HỖ TRỢ ẢO HÓA
Để kiểm tra xem CPU máy tính có hỗ trợ ảo hóa hay không bạn có thể sử dụng các phần mềm sau Task Manager (ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del), LeoMoon CPU V, hoặc đơn giản hơn là bạn cài phần mềm ảo hóa vào máy. Bởi nếu không được hỗ trợ ảo hóa máy của bạn sẽ không chạy được các phần mềm ảo hóa. Nếu có thể hoạt động thì máy sẽ nhận được những nhắc nhở rằng bạn nên bật hỗ trợ ảo hóa để có công năng hiệu quả hơn.
CÁCH BẬT CHỨC NĂNG ẢO HÓA TRONG BIOS
Để bật chức năng ảo hóa trong Bios bạn cần hiểu Bios là gì. Bios được hiểu đơn giản là hệ thống giúp chúng ta có thể can thiệp vào một số phần cứng của máy tính, nó thường xuyên được cập nhật và update. Do đó, bạn cần phải nâng cấp bios cho thiết bị để có trải nghiệm tốt.
Trước khi bật chức năng ảo hóa trong Bios bạn cần tải phần mềm LeoMoon CPU V Để kiểm tra trước khi tiến hành cài đặt. Khi máy tính hiển thị phần mềm và có tích xanh VT-x Supported có nghĩa máy tính của bạn có hỗ trợ ảo hóa. Ngược lại nếu xuất hiện dấu tích đỏ thì máy tính của bạn không được hỗ trợ ảo hóa.
Các bước bật hỗ trợ ảo hóa như sau:
- Bước 1: Truy cập Bios
- Cách 1: Khởi động máy tính, ngay cả khi màn hình chưa hiện lên nhấn F2 liên tục hoặc Esc, F1, F3, 4 hoặc F8 tùy từng máy tính
- Cách 2: Bật Window Setting -> chọn Update and Security -> chọn Recovery -> chọn Restart now trong Advanced Setup. Máy sẽ được Restart lại -> chọn TroubleShoot -> Advanced Options -> chọn UEFI Firmware setting -> Restart
- Bước 2:
- Với CPU của Intel cài chọn từ Virtualization Technology sang Enable. Tùy thuộc vào máy tính mà phần mềm ảo hóa có tên gọi khác nhau như Intel Virtualization Technology, Virtualization. Tuỳ vào hãng máy tính mà tùy chọn ảo hóa có thể ở Tab: System Configurations, Advanced, Security CPU Configurations, Processor…
- Với CPU của AMD cài tùy chọn từ SVM Mode sang Enable. Phần mềm ảo hóa có nhiều tên gọi khác như VT-x, Vanderpool, AMD-V… Có thể ở Tab: Advanced, Processor, System Configurations, CPU Configurations, Security
- Bước 3: Chọn Save change and Exit
Trên đây là những kiến thức về ảo hóa và cách kiểm tra CPU có hỗ trợ ảo hóa hay không. Hy vọng bài viết sẽ bổ sung cho bạn đọc những thông tin thú vị về công nghệ thông tin. Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ những kiến thức hấp dẫn ở bài viết sau. Cảm ơn độc giả.