Bài Viết Liên Quan

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ mới nhất hiện nay

Hiện nay mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ mới nhất đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng. Đây chính là một trong những thủ tục không thể thiếu khi thực hiện các giao dịch về hàng hóa. Đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để có thể xác nhận được trách nhiệm giữa các bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. 

Mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ mới nhất hiện nay

biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ 1

Khái niệm biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ là gì?

Hiện nay, ở trong cuộc sống hàng ngày chúng ta được tiếp xúc trực tiếp với rất nhiều mẫu biên bản giao nhận theo dạng excel hoặc viết tay. Trước đây, các mẫu biên bản giao nhận hàng hóa được biết đến với rất nhiều những cái tên khác nhau như biên bản nhận hàng hay biên bản giao hàng. Các mẫu biên bản này thông thường đều sẽ được soạn thảo hoặc viết ra ngay sau khi các bên tiến hành ký kết hợp đồng về mua bán hàng hóa. Khi bên bán hàng đã giao đầy đủ số lượng hàng hóa giống như yêu cầu với mức giá trước đó đã được xác định ở trong hợp đồng theo đúng thời gian đã thỏa thuận thì bên mua có trách nhiệm là tiến hành kiểm tra lại các loại hàng hóa và ký vào biên bản giao nhận.

Xem thêm:  iPhone Trả Góp: Sở Hữu Điện Thoại Thông Minh Chất Lượng với Kế Hoạch Thanh Toán Linh Hoạt

biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ 2

Tùy thuộc vào từng đặc điểm và tính chất riêng của các loại hàng hóa thì các mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ cũng sẽ có những khoản mục hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên cũng cần phải có những nội dung cơ bản bắt buộc trong biên bản như: loại hàng hóa, số lượng, mã hàng hóa, tổng giá trị hàng hóa….

Biên bản giao nhận hàng hóa được sử dụng để làm gì?

Các mẫu biên bản giao nhận hàng hóa chính là căn cứ để xác định được số lượng, đặc điểm, giá trị hàng hoá và thời điểm chính xác hoàn tất quy trình giao hàng của nhà cung cấp. Đồng thời đây cũng chính là cơ sở để người nhận có thể kiểm tra và xác nhận hàng, nhất là đối với các mẫu biên bản giao nhận hàng hóa vận chuyển. Bên cạnh đó, biên bản này còn là giấy tờ pháp lý để xác định được trách nhiệm của các bên liên quan trong trường hợp xảy ra tranh chấp hoặc các vấn đề sau khi đã giao và nhận hàng. Chính vì vậy trong quá trình soạn thảo hay download mẫu biên bản giao nhận hàng hóa thì bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến các khoản mục, thông tin để bảo vệ được quyền lợi của các bên. Ngoài ra bạn cũng nên ưu tiên sử dụng các mẫu biên bản giao nhận đơn giản để giảm bớt một số những thông tin không cần thiết.

Xem thêm:  Hướng dẫn người mới chơi XS Mega 2022 vô cùng đơn giản

biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ 3

Lý do tại sao cần phải sử dụng biên bản bàn giao nhận hàng hóa?

Khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa thì biên bản bàn giao nhận hàng hóa được lập ra nhằm mục đích thể hiện những nội dung có liên quan đến bàn giao hàng hóa, thời điểm bàn giao, địa điểm bàn giao từ bên bán cho bên mua. Đồng thời biên bản giao nhận hàng hóa còn được sử dụng để làm chứng cứ xác minh cho việc bên bán đã giao hàng và bên mua đã nhận đủ hàng hóa để làm căn cứ lên phiếu nhập, xuất kho hàng cho các doanh nghiệp. Ngoài ra đây còn là một trong những văn bản mang tính pháp lý cao đi đính kèm theo với hợp đồng mua bán, vận chuyển trong trường hợp hai bên xảy ra mâu thuẫn phát sinh. Vì vậy nên cho dù là đơn hàng mua bán, vận chuyển nhỏ hay lớn thì việc tiến thành lập biên bản giao nhận hàng hóa có vai trò rất quan trọng.

Một số những lưu ý trong quá trình làm biên bản giao nhận hàng hoá

biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ 4

  • Các bên cần phải cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết.
  • Biên bản giao nhận hàng hóa sẽ được soạn song song với các hợp đồng về vận chuyển hàng hóa hay mua bán. Người dùng không nên chờ tới khi hợp đồng gần kết thúc mới soạn thảo biên nhận bởi sẽ rất dễ xảy ra sai sót không đáng có cũng như không thể theo sát được toàn bộ tiến trình giao nhận.
  • Chữ ký trực tiếp là dấu hiệu biểu tượng cho sự đồng ý của các bên. Nếu như biên bản không được đóng dấu hay ký tên đầy đủ thì sẽ được xem như là biên bản không có giá trị pháp lý.
  • Biên bản giao nhận hàng hóa cần phải được sao chia ra thành hai bản. Mỗi bên tham gia giao nhận sẽ giữ cho mình một bản để làm cơ sở pháp lý trong trường hợp không may xảy ra các tranh chấp. Ngoài ra hai biên bản giao nhận đều sẽ có giá trị pháp lý giống như nhau.
  • Mỗi loại biên bản giao nhận riêng sẽ được soạn thảo theo nhiều cách khác nhau.
  • Mẫu biên bản giao nhận cần phải được bảo quản thật tốt, tránh hư hỏng.
Xem thêm:  SG&A là gì? Nguyên tắc sử dụng và lợi ích đối với doanh nghiệp 

Trên đây là một số thông tin chi tiết tìm hiểu về mẫu biên bản giao nhận hàng hóa nội bộ mới nhất hiện nay. Với những chia sẻ của bài viết trên mong rằng bạn sẽ có thêm những hiểu biết, kiến thức mới. Cảm ơn các bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *