Bài Viết Liên Quan

Cách tính giá vốn hàng bán thương mại

Bạn đang có dự định kinh doanh trong tương lai? Bạn đang kinh doanh nhưng vấn chưa biết rõ về cách tính giá vốn hàng bán thương mại. Vậy bạn hãy đọc bài viết sau đây.

Trong hoạt động kinh doanh để có thể tối ưu tốt nhất lợi nhuận cũng như quản lý hàng hóa một cách hiệu quả thì người hoạt động kinh doanh phải tính toán chính xác giá vốn hàng hóa bán. Vậy giá vốn hàng hóa là gì? Cách tính như thế nào, cách kiểm tra loại chi phí này như thế nào?

cách tính giá vốn hàng bán thương mại

Khái niệm giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán thương mại là toàn bộ chi phí để tạo ra một sản phẩm. Giá vốn liên quan đến quá trình bán hàng nó bao gồm giá vốn hàng xuất kho, chi phí bán hàng, chi phí quản lý trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời nó là chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vốn hàng hóa được hình thành trong các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất sau.

Giá vốn tại thời điểm mua hàng hay chính là giá trị mua thực tế.

Giá vốn hàng bán là tổng các chi phí để hàng hóa có ở kho đối với các công ty thương mại bao gồm giá mua từ nhà cung cấp, VAT, bảo hiểm, chi phí vận chuyển…

Xem thêm:  Các cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán mà bạn không thể bỏ lỡ

Tổng chi phí sẽ nhiều hơn đối với các công ty sản xuất bởi vì đầu vào chỉ là nguyên liệu tạo thành phẩm.

Bên cạnh đó giá vốn hàng bán thương mại còn thay đổi phụ thuộc vào các quy định trong hợp đồng với bên cung cấp. Bởi vì nhiều nhà cung cấp sẽ cộng các khoản phí như phí vận chuyển, bảo hiểm, thuế…vào giá bán.

Cách tính giá vốn hàng bán thương mại

Hoạt động kinh doanh rất đa dạng nên mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng dẫn đến cách tính giá vốn bán hàng cũng không giống nhau cụ thể.

Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Do thành phẩm của doanh nghiệp hình thành trong quá trình sản xuất. Qua mỗi giai đoạn trong quá trình sản xuất, giá vốn hàng bán sẽ được cộng thêm các chi phí lao động sống và lao động vật hóa.

Giá trị mua nguyên liệu thực tế bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí nhân công, hao hụt…

Chi phí vận chuyển chế phẩm bao gồm chi phí nhập kho, phí sản xuất tại công đoạn phân bổ tiếp theo của chế phẩm.

Đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ: Hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra chính là thành phẩm của doanh nghiệp thương mại dịch vụ. Nhiệm vụ cuối cùng của quá trình lưu thông hàng hóa chính là hoạt động của doanh nghiệp thương mại.

Chính vì vậy mà cách tính giá vốn hàng bán ra của doanh nghiệp thương mại dịch vụ đơn giản hơn so với doanh nghiệp sản xuất. Như vậy, toàn bộ chi phí mới khi nhập kho hàng sẽ được đưa vào giá của thành phẩm. Khi tiêu thụ hàng hóa từng phần giá thành sẽ được đưa vào theo quy định của doanh nghiệp.

Xem thêm:  Số điện thoại hỗ trợ của tổng cục thuế

Các công thức tính giá vốn hàng bán thương mại

cách tính giá vốn hàng bán thương mại 1

Hiện nay có ba cách tính giá vốn hàng bán như sau:

Đầu tiên công thức tính FIFO hay chính là nhập trước xuất trước:

Công thức tính này có nghĩa là nhập trước thì xuất trước. Công thức tính giá vốn FIFO thường được dùng để tính các mặt hàng có hạn sử dụng, các cửa hàng điện máy, điện thoại, máy tính thường sử dụng. Còn trong các mô hình tạp hóa bán bán lẻ rất hiếm sử dụng bởi vì các giữ liệu tính toán rắc rối và phức tạp.

Trong thị trường giá tăng, kết quả theo phương pháp này thì giá vốn hàng bán thấp hơn. Như vậy nó trong điều kiện lạm phát, sẽ làm tăng thu nhập ròng dẫn đến kết quả là mức đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn.

Thứ hai công thức tính LIFO hay chính là nhập sau xuất trước:

Cách tính này ngày nay rất khi được sử dụng, hiện tại chỉ còn hai nước là Mỹ và Nhật chấp nhận cách tính này. Một nhược điểm rất rõ ràng trong cách tính này là định giá hàng tồn kho không đáng tin cậy, nếu trong trường hợp hàng tồn kho là sản phẩm cũ có giá trị lỗi thời với giá hiện hành.

Thứ ba công thức tính bình quân gia quyền trong giá vốn hàng bán thương mại:

Phương pháp tính này được gọi là bình quân gia quyền. Ở nhiều nơi công thức tính này còn có tên gọi khác là bình quân di động hay bình quân liên hoàn…đây là phương pháp tính giá vốn phổ biến nhất mà các phần mềm ngày nay đang sử dụng.

Xem thêm:  Cách tính giá vốn hàng bán thương mại

Như vậy theo phương pháp này, mỗi lần nhập hàng giá vốn được tính lại theo công thức sau:

MAC = (A + B) / C

Trong đó:

  • MAC là giá vốn của sản phẩm được tính theo bình quân tức thời
  • A là giá trị hiện tại của kho trước nhập = tồn kho trước * giá MAC trước
  • B là giá trị kho nhập mới = tồn nhập mới * giá nhập đã phân bổ chi phí kho
  • C là tổng tồn = tồn trước + tồn sau nhập

Với phương pháp này cần đảm bảo thông tin số hàng tồn kho phải tuyệt đối chính xác. Nếu số lượng hàng tồn sai dẫn đến cả tử và mẫu số đều sai dẫn đến giá vốn bán hàng sai thì không thể tính lãi và giá trị tồn kho đúng được.

Như vậy bài viết đã đưa ra được cách tính giá vốn hàng bán thương mại từ đó giúp doanh nghiệp có thể tối ưu được việc quản lý hàng hóa trong hoạt động kinh doanh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *