Bài Viết Liên Quan

Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng diễn ra như thế nào?

Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai năm 2003 quy định có những thay đổi nhất định. Người dân cần tìm hiểu kỹ lưỡng để hiểu hơn về các quy định để đảm bảo quyền lợi của gia đình trong các dự án thu hồi đất. 

Đền bù giải phóng mặt bằng là gì?

Đền bù giải phóng mặt bằng là việc các cơ quan chức năng thực hiện đền bù bằng tiền mặt cho các diện tích đất thuộc sở hữu của người dân. Hoạt động này được thực hiện khi nhà nước có chủ trương sử dụng khu đất đó phục vụ mục đích xây dựng các công trình công cộng cùng với các chủ đầu tư. 

quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện khi nhà nước có chủ trương thu hồi

Các hình thức đền bù khác có thể được áp dụng:

  • Cấp đổi thửa đất mới 
  • Hỗ trợ mua đất trong khu vực tái định cư

Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng

Quy trình đền bù giải phóng mặt bằng được quy định rõ ràng, cụ thể trong các điều luật thuộc Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể như sau:

Xem thêm:  Có cần thiết phải viết đơn đề nghị cấp phép xây dựng?

Gửi thông báo thu hồi đất

Trước khi trực tiếp thu hồi đất, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ gửi đi thông báo thu hồi đất tới chủ đất. Thời gian không quá:

  • 90 ngày: đất nông nghiệp
  • 180 ngày: đất phi nông nghiệp. 

Thông báo ngoài việc gửi trực tiếp sẽ phát thanh trên các phương tiện đài phát thanh tại địa phương nơi có đất thu hồi. 

Tiến hành thu hồi đất

Trong quy trình đền bù mặt bằng bước thứ 2 sẽ tiến hành thu hồi đất. 

  • UBND tỉnh là cơ quan trực tiếp thu hồi đất nông nghiệp tại khu vực đất công ích tại xã, thị trấn, cơ quan tổ chức…
  • UBND huyện sẽ trực tiếp thu hồi đất gia đình, cá nhân, hay cộng đồng dân cư…
  • UBND tỉnh sẽ có quyền thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND huyện thu hồi tất cả diện tích của cá nhân, tổ chức. 

Thống kê tài sản có trên đất thu hồi

UBND xã cùng các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thống kê toàn bộ những tài sản hiện có trên khu đất thu hồi. Người đại diện chủ sở hữu phải có trách nhiệm phối hợp để việc thống kê tài sản nhanh chóng và thuận lợi nhất. 

quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Chủ động kê khai tài sản có trên đất để có phương án đền bù

Nếu chủ sở hữu có thái độ không phối hợp thì các cơ quan chức năng sẽ phải thuyết phục. Sau 10 ngày thuyết phục không thành, Chủ tịch UBND huyện sẽ đưa biên bản cưỡng chế thu hồi đất. 

Lập phương án bồi thường sau thu hồi đất

Đơn vị bồi thường chính là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp cấp chi phí bổi thường thiệt hại cho dân. Họ sẽ cùng hỗ trợ, bồi thường thực hiện tái định cư theo đúng như quy định bồi thường giải phóng mặt bằng được ghi rõ trong Luật đất đai năm 2013. 

Xem thêm:  Mẫu tờ khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng đất chuẩn nhất

Lấy ý kiến nhân dân

Cơ quan chức nắng sẽ tổ chức buổi họp trực tiếp với đại diện các thửa đất có quyết định thu hồi. Người dân có quyền nêu ý kiến và thỏa thuận về mức bồi thường. Đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường sẽ phải lắng nghe và cùng đi đến thống nhất sao cho hợp lý nhất. 

Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường cho dân

Các đơn vị chức năng sẽ hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ bồi thường theo ý kiến, cũng như những thỏa thuận đã được thống nhất trong buổi họp trước đó. 

Phê duyệt hồ sơ bồi thường

Hồ sơ sau khi chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung sẽ được nộp lên UBND cấp tỉnh, thành phố, hay UBND huyện nơi có diện tích đất đang được thu hồi. Hồ sơ sẽ được Chủ tịch  các cấp tương ứng phê duyệt trong 1 ngày. 

Chi trả đền bù giải phóng mặt bằng

Kể từ sau 30 ngày từ khi có quyết định thu hồi đất, các đơn vị, chức năng có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm chi trả. Đồng thời, hỗ trợ người dân có diện tích đất thu hồi. 

quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Chi trả tiền đền bù cho dân

Trong trường hợp phần đất bị thu hồi đang phát sinh tranh chấp thì số tiền bồi thường đó sẽ chuyển tới Kho bạc. Sau khi giải quyết tranh chấp xong, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chi trả cho người có thẩm quyền để sử dụng mảnh đất đó. 

Xem thêm:  Bạn có biết biết thuế thu nhập cá nhân tiếng anh là gì?

Bàn giao mặt bằng cho người chủ đầu tư

Sau khi nhận tiền bồi thường, các đơn vị, cá nhân sẽ giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Trong quy trình này nếu cá nhân không giao đất, cơ quan chức năng có quyền cưỡng chế theo đúng quy định pháp luật. 

Lưu ý khi thu hồi giải phóng mặt bằng

Thu hồi đất là vấn đề nhạy cảm, dễ xảy ra tranh chấp giữa các cơ quan thu hồi và người dân. Vì thế, trong quá trình thực hiện các cơ quan chức năng cần lưu ý:

quy trình đền bù giải phóng mặt bằng
Thu hồi giải phóng mặt bằng cần lấy ý kiến rõ ràng với nhân dân
  • Cơ quan thu hồi đất là UBND cấp tỉnh, thành phố, UBND cấp huyện mới có quyềnthu hồi và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện. 
  • Trong quá trình thu hồi và đền bù sau khi giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ quyền lợi cho người dân để họ hiểu và chấp hành quy định của nhà nước. 
  • Mức giá đền bù cần thống nhất rõ ràng giữa cơ quan chức năng với chủ sở hữu đất. 
  • Người dân nên tìm hiểu rõ luật để nắm vững những quy định cụ thể trong quá trình thu hồi đất. 

Trên đây là quy trình đền bù giải phóng mặt bằng cụ thể mà người dân cần nắm vững. Hy vọng sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích để đảm bảo quyền lợi cũng như thực hiện đúng trách nhiệm với nhà nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *