Bài Viết Liên Quan

Cọc khoan nhồi là gì? Tìm hiểu về tiêu chuẩn cọc khoan nhồi mới nhất

Đối với những người làm trong ngành xây dựng hoặc có công việc liên quan đến thi công, xây dựng công trình thì tìm hiểu các kiến thức cơ bản về cọc khoan nhồi là điều vô cùng cần thiết. Vậy cọc khoan nhồi là gì, tiêu chuẩn cọc khoan nhồi mới nhất năm 2021 là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức chi tiết về cọc khoan nhồi chuẩn nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

tiêu chuẩn cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là gì? Tìm hiểu về tiêu chuẩn cọc khoan nhồi mới nhất

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi được định nghĩa là một trong các loại cọc bê tông cốt thép đặc biệt nhất. Bằng phương pháp sử dụng ống thiết bị hoặc khoan tạo lỗ, ngọc khoan nhồi được đổ tại chỗ vào nền đất. 

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, cọc khoan nhồi được sử dụng rộng rãi và trở thành một trong những giải pháp phổ biến nhất để gia cố và giữ ổn định các công trình thi công. Hiện nay, độ sâu cũng như mở rộng đường kinh của cọc khoan nhồi trở nên dễ dàng hơn nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị và máy móc hiện đại.

Xem thêm:  Bạn có biết bản vẽ chi tiết dùng để làm gì ?

Tiêu chuẩn về cọc khoan nhồi mới nhất

Theo cách hiểu đơn giản của những người làm trong ngành xây dựng thì cọc khoan nhồi là một loại cọc có móng sâu. Cọc khoan nhồi có đường kính nằm trong khoảng từ 60cm đến 300cm. Nếu đường kính của cọc khoan nhồi nhỏ hơn 76cm thì được gọi là cọc khoan nhồi nhỏ. Còn ngược lại, nếu đường kính của cọc khoan nhồi lớn hơn 76cm thì được gọi là cọc khoan nhồi lớn.

Để cọc khoan nhồi đạt chuẩn, khi thi công phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình đạt chuẩn gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị và định vị cọc khoan

Đối với cọc khoan nhồi, các nhà thi công xây dựng phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ các yếu tố sau:

  • Khảo sát nền đất xây dựng để tìm hiểu kỹ về điều kiện thuỷ văn, địa tầng và địa chất.
  • Cần khảo sát các mạch nước ngầm, thí nghiệm về đặc trưng cơ lý của các lớp đất.
  • Dự vào bản vẽ chi tiết để định vị vị trí của tim, trục các cọc khoan nhồi trên thực trạng.
  • Định vị các trục chi tiết và cố định các trục vào các cột mốc.
  • Xác định tim cọc khoan nhồi, với đường kính là 14 và chiều dài cọc là 1,5, đường kính và chiều dài vuông góc với nhau.
tiêu chuẩn cọc khoan nhồi
Thi công phải dựa trên tiêu chuẩn cọc khoan nhồi để đạt hiệu quả tốt nhất

Bước 2: Khoan tạo lỗ và rung hạ ống vách

Tạo ống vách nhằm giúp cho công tác lắp dựng cốt thép và buộc nối diễn ra được dễ dàng và thuận lợi nhất. Ống vách phải được rung hạ với sai số không được vượt quá 30mm so với tâm móng. 

Xem thêm:  15+ Mẫu cầu thang xoắn ốc đẹp, sang trọng nhất 2023

Quá trình khoan tạo lỗ phải được thực hiện nhanh dần. Trong khi khoan có thể nâng máy lên và hạ máy xuống khoảng từ 1 đến 2 lần, nhằm giảm sự ma sát đồng thời có thể lấy đất đầy và gầu. 

Bước 3: Vệ sinh và kiểm tra độ sâu của hố khoan

Cần xác định chiều sâu của lớp mùn khoan khi kiểm tra độ sâu của hố khoan. Lớp mùn này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của cọc khoan nhồi chính vì vậy cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng.

Nếu độ sâu của hố khoan đã được kiểm tra đạt chuẩn thì các công đoạn tiếp theo mới được phép tiến hành. Lấy hết vật liệu không liên quan, đất đá, nước trong hố khoan ra ngoài.

Bước 4: Lắp dựng cốt thép

Dựa vào bản vẽ thiết kế để lắp dựng cốt thép đúng yêu cầu. Các cấu kiện được liên kết nối bằng mối hàn hoặc dây buộc. Trường hợp, cọc khoan nhồi có chiều dài quá lớn thì các liên kết nối phải dùng bulong để cố định, đảm bảo không bị tụt đoạn lồng thép khi lắp, dựng.

Bước 5: Thổi rửa đáy hố khoan

Ống thổi rửa đáy hố khoan có đường kính F90 được thả vào trong hố khoan bằng cần cẩu. Ống thổi rửa có 2 cửa, một cửa nối với ống thu hồi dung dịch bentonite và cát, một cửa dẫn khí F45. Sau khi đã cho vào hố khoan, chúng ta bơm khí có áp suất 7atm vào ống, duy trì trong khoảng thời gian 20 đến 30 phút để thổi rửa. 

Xem thêm:  Tìm hiểu về kỹ thuật xây bể nước ngầm và những lưu ý trong thiết kế bể nước ngầm cơ bản

Bước 6: Đổ bê tông cọc khoan nhồi

Bê tông dùng để đổ cọc khoan nhồi phải có chất lượng cao, khoảng 250 và được kiểm tra kỹ không có lẫn tạp chất. Lớp bê tông đầu tiên phải sử dụng nút chứa xi măng nhão để trang tiếp xúc với dung dịch khoan hoặc nước dưới đáy hố khoan. Khi đổ đến lớp bê tông trên cùng phải kiểm tra và loại bỏ bùn bẩn.

Để đảm bảo cường độ cũng như chất lượng bê tông, thời gian đổ bê tông không được kéo dài quá 4 tiếng. 

Bước 7: Rút ống vách và lấp đầu cọc nhồi

Sau khi đã đổ bê tông cọc khoan nhồi, hãy tiến hành tháo toàn bộ giá đỡ ống vách, cắt thanh thép treo. Đồng thời lấp đá vào phần đầu của cọc khoan nhồi. Sau đó hãy sử dụng máy rung để dầm xuống và rút ống vách.

Bước 8: Kiểm tra tiêu chuẩn cọc khoan nhồi và nghiệm thu

Sau khi đã hoàn thành, hãy tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn cọc khoan nhồi để phát hiện và xử lý ngay các sai sót xảy ra trong quá trình thi công. Kiểm tra đạt tiêu chuẩn thì mới thực hiện các giai đoạn thi công tiếp theo.

tiêu chuẩn cọc khoan nhồi
Kiểm tra cọc khoan nhồi đạt chuẩn mới thực hiện các bước thi công tiếp theo

Trên đây là tiêu chuẩn cọc khoan nhồi cũng như các công đoạn thi công cọc khoan nhồi mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn muốn biết thêm những thông tin khác nhé. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *