Cơ sở dẫn liệu là thuật toán được nhắc đến rất nhiều trong kiểm toán. Công việc của các kiểm toán là sẽ kiểm tra và đưa ra đánh giá về Kiểm soát nội bộ, đây là chu trình xảy ra đối với việc kiểm soát trong kỳ khi đã có những thử nghiệm cơ bản trước kia. Cuối cùng kiểm toán viên sẽ báo cáo tài chính cùng các cơ sở dữ liệu cho báo tài chính. Là từ ngữ quen thuộc với kiểm toán vậy các bạn có biết các cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán là gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bánh hiểu rõ hơn về thuật toán này.
1. Thế nào là cơ sở dẫn liệu?
Cơ sở dẫn liệu là thuật ngữ dùng để đo lường, trình bày các thành phần của báo cáo tài chính và các thuyết minh khác. Mục đích của cơ sở dẫn liệu đối với kiểm toán viên là đảm bảo không có gì sai sót trong công việc.
2. Các Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán gồm những loại nào?
Để hiểu rõ hơn về cơ sở dẫn liệu chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự phân loại của chúng nhé.
2.1. Đối với số dư tài khoản
Trong bảng cân đối kế toán bạn sẽ thấy sự xuất hiện của các cơ sở dẫn liệu này được tập trung vào số dư cuối kỳ. Bao gồm:
- Tính tồn tại: Tên tiếng anh được viết là Existence. Tài sản, vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả được Ban giám đốc cam kết phản ánh trên Báo cáo tài chính, ví dụ: Hàng tồn kho của doanh nghiệp X là 200 triệu đồng được Ban giám đốc ký kết vào ngày 12/8 xác định chính xác doanh nghiệp đó có số hàng tồn kho là 200 triệu.
- Tính đầy đủ: Từ này được biết đến với nghĩa là completeness. Các tài chính như: Khoản nợ, nguồn vốn được Ban giám đốc báo cáo lên Báo cáo tài chính.
- Quyền và nghĩa vụ (Right and Obligation): Đảm bảo doanh nghiệp có liên quan đến các Tài sản có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Tính giá và phân bổ: Chắc chắn rằng các thông báo của doanh nghiệp lên báo cáo tài chính phản ánh một cách đầy đủ và chính xác, các thay đổi trong việc định giá cũng được thuyết minh rõ ràng.
2.2. Đối với các giao diện và sự phát sinh trong kỳ
Mục đích của các cơ sở dẫn liệu này là tập trung vào giao dịch và sự kiện được sử dụng với các thông tin trên báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và lưu chuyển tiền tệ.
- Tính có thật: Bạn giám đốc chắc chắn các sự kiện giao dịch và kinh tế được diễn ra trong kỳ.
- Tính đầy đủ: Các sự kiện và giao dịch kinh tế cần được báo cáo đầy đủ trên báo cáo tài chính.
- Tính chính xác: Sự kiện và giao dịch đó được xác nhận là đúng với giá trị thực tế.
- Tính đúng kỳ: Các giao dịch này cần phản ánh đúng trong kỳ kế toán.
- Tính phân loại: Các sự kiện và giao dịch cần được ghi lại đúng trong tài khoản kế toán.
2.3. Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán đối với việc trình bày, công bố
Đây được xem là cơ sở dẫn liệu thường được dùng cho việc thuyết minh báo cáo tài chính.
- Tính có thật, quyền và nghĩa vụ: Các vấn đề tài chính và sự kiện khác sẽ thuyết minh theo báo cáo doanh nghiệp.
- Tính chính xác: Thông tin khi thuyết minh cần đúng với thực tế.
- Tính phân loại: Các thông tin này được phân loại rõ ràng và dễ hiểu.
- Tính đầy đủ: Sự kiện và các vấn đề tài chính được trình bày một cách đầy đủ không có bất kỳ sự thiếu sót nào.
3. Áp dụng các cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán
Nó được xem là căn cứ để kiểm toán nắm vững được mục tiêu nhằm mục đích thực hiện các thủ tục tương ứng. Để xác minh tính chính xác, kiểm toán viên sẽ kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ, sổ sách sao cho không có bất kỳ sai sót nào.
Căn cứ vào đặc điểm của từng mục kiểm toán viên sẽ biết trình bày thuế tục kiểm một cách chính xác và hợp lý nhất đảm bảo đầy đủ các tiêu chí nêu trên.
Tóm lại, cơ sở dẫn liệu là các thông tin của nhà quản lý trình bày lên Báo cáo tài chính đảm bảo rằng những thông tin này cần được trình này một cách chính xác và đầy đủ nhất. Trên đây là những thông tin về các cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán, mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn và chúc các bạn mạnh khỏe.